CUỐN SÁCH

CUỐN SÁCH

CUỐN SÁCH "MỘT CÁCH ĐỂ CỦA CHO CON" CỦA GS DƯƠNG QUẢNG HÀM VÀ BÀI BÁO "BỐN CHỊ EM GÁI HỌ DƯƠNG".

17:21 - 22/05/2017

Khi nói đến các cuốn sách của Gs Dương Quảng Hàm để lại cho đời, mọi ngươi thường nhắc tới quyển Việt Nam văn học sử yếu nổi tiếng, rất ít người biết là ông còn có một cuốn sách với tiêu đề "Một cách để của cho con".

CHUYỆN ĐÊM MUỘN VTV3 QUAY TRỞ LẠI
CHUYỆN ĐÊM MUỘN : VÒNG 1 TO CÓ LO KHỎE QUÁ
CHUYỆN ĐÊM MUỘN #299: TAI NẠN TRONG "CHUYỆN ẤY"
CHUYỆN ĐÊM MUỘN #280: TẾT CÓ NÊN KIÊNG "YÊU"?
CHUYỆN ĐÊM MUỘN #282: VÌ SAO PHỤ NỮ MẠNH MẼ THƯỜNG ĐAU KHỔ ?
Cuốn sách được xuất bản ở Nam Định khi ông bị nhà cầm quyền Pháp đưa về đó dạy học một năm vì nghi ngờ ông xúi giục học sinh trường Bưởi tham gia vụ để tang cụ Phan Chu Trinh. Trong cuốn sách đó ông đã viết "Thế mới biết cổ nhân nói : Để nghìn vàng cho con không bằng dạy con một quyển sách. Vậy bất cứ ta muốn sau này cho con làm nghề gì, trước hết ta nên cho học đến nơi đến chốn đã". Có lẽ ông đã quán triệt tinh thần đó trong việc dạy dỗ con cái và đặc biệt là ông đã đối xử bình đẳng giữa con trai và con gái.
Gs Dương Quảng Hàm có 8 con, 4 trai, 4 gái đều thành đạt được báo chí nhắc tới. Nhưng tôi thực sự bất ngờ khi có tờ báo lấy thành tích của 4 chị gái của tôi ghép thành một bài đặt tên là "Bốn chị em gái họ Dương". Rồi khi đọc các lời tâm sự của các chị viết về kỷ niệm gia đình tôi mới hiểu vì sao lại như vậy. Đó là vì các chị tôi đều lớn lên vào lúc Cách mạng tháng 8 chưa thành công, xã hội còn ảnh hưởng phong kiến nặng nề trọng nam khinh nữ, con gái không được học hành tử tế. Vì vậy sau này rất ít gia đình mà tất cả các con gái đều trở thành những trí thức thành đạt như bốn chị trong gia đình tôi.
Kết quả đó trước tiên là ở nền nếp gia đình. Gia đình tôi thuộc loại trung lưu, cha dạy học, mẹ có cửa hàng buôn bán, sống trong nền nếp nho giáo chặt chẽ như nhiều gia đình Hà Nội thời đó. Từ bé cha mẹ tôi đã dạy các con nói năng thì phải biết thưa gửi, ăn uống thì phải từ tốn, khi ra khỏi nhà thì cả lớn lẫn bé đều phải xin phép bố mẹ. Cha mẹ không bao giờ cho các con tiền ăn quà, tiền chi tiêu vặt. Tất cả đều do cha mẹ mua sắm cho, cuộc sống luôn đầy đủ mà không xa hoa, Chị Dương Thị Thoa (Lê Thi) và chị Dương Thị Ngân là các con gái lớn kể lại là mỗi năm chỉ được may một cái áo dài mùa hè, còn áo mùa đông thì vài năm mới được may một lần. Cuộc sống không xa hoa nhưng việc học hành của 4 con gái lại luôn được coi trọng như 4 anh em trai không hề có phân biệt đối xử. Bốn chị tôi đều được cho đi học tại trường Đồng Khánh và luôn được cha tôi quan tâm tới việc học hành. Cha tôi bề ngoài có thái độ nghiêm nghị nhưng lại khoan dung, không to tiếng đánh mắng con cái nhưng các con đều rất kính nể. Chị Lê Thi kể là có lần chị trình Sổ Liên lạc gia đình học đường của mình cho ông ký nhưng lần đó kết quả học tập bị sút hơn thường lệ. Ông xem sổ xong rồi chỉ ngửng lên hỏi : "Sao mà lại học thế hả con?". Vậy mà lúc đó chị thấy xấu hổ vô cùng và đã tự hứa phải nỗ lực học để bố phải hài lòng. Cha tôi biết phân công cứ một anh hoặc một chị lớn lại kèm một em nhỏ nên ông không mất nhiều thời gian với việc học tập của các con. Chỉ thỉnh thoảng lắm mới có vài con lớn đến nhờ ông giảng bài. Tác phong làm việc cần cù, lối sống giản di, thái độ ôn hoà của ông luôn là tấm gương để các con noi theo.
Kết quả học tập của các chị tôi đều rất tốt. Chị cả Dương Thị Ngân sau khi tốt nghiệp bằng diplome ở trường Đồng Khánh cha tôi còn cho chị sang học tiếp lên cao ở trường Bưởi để lấy bằng Tú Tài. Chị Dương Thị Thoa tức Lê Thi là học sinh xuất sắc nhất trường đã được giải thưởng của Toàn quyền Đông Dương cho đi tham quan Vịnh Hạ Long và vào Huế xem Lễ tế Nam Giao của vua Bảo Đại. Hai chị Dương Thị Duyên và Dương Thị Cương cũng luôn thuộc nhóm đứng đầu lớp.
Khi Cách mạng tháng 8 nổ ra rồi tiếp đó là Toàn quốc Kháng chiến, với truyền thống yêu nước của gia tộc, cả gia đình tôi đều hăng hái tham gia kháng chiến. Chị cả tôi Dương Thị Ngân trở thành phát thanh viên đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam cất lên câu nói lịch sử "Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" rồi đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập đánh dấu sự ra đời của đài phát thanh nước ta vào ngày 7-9-1945. Tiếp đó, chị còn vinh dự được đọc trên đài "Lời kêu gọi kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày khởi đầu cuộc Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946. Chị làm phát thanh viên suốt những năm kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954 chị trở thành Biên tập viên quốc tế của Đài vì rất giỏi các ngoại ngữ Pháp, Anh.
Chị Dương Thị Thoa tức Lê Thi, hoạt động Việt Minh từ thời Tiền khởi nghĩa, là một trong hai phụ nữ vinh dự được kéo cờ Tổ quốc trong buổi lễ Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà 2-9-1945. Trong kháng chiến chống Pháp, chị là chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô rồi hoạt động trong hội Phụ nữ cứu quốc. Khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, chị được đi học trường Nguyễn Ái Quốc rồi trở thành Viện trưởng Viện Triết học, Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam và được phong học hàm Giáo sư vì các công trình nghiên cứu của mình.
Chị Dương Thị Duyên là Trưởng ban Tin Thế giới của Việt Nam thông tấn xã, vì rất thông thạo các ngoại ngữ. Chị được tham dự trong phái đoàn ta ở Hội nghị Paris để làm nhiệm vụ đưa tin đồng thời cũng để tham gia các cuộc gặp gỡ, tuyên truyền kiều bào ta theo sự phân công của đoàn công tác. Về sau do yêu cầu công tác, chị chuyển sang làm Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế của TƯ Hội Phụ nữ Việt Nam, Uỷ viên Thường trực của Hội.
Chị Dương Thị Cương là bác sỹ, Trưởng bộ môn Phụ sản trường Đại học Y Hà Nội, đã được phong học hàm Giáo sư. Chị còn đảm nhiệm chức vụ Giám đốc bệnh viện C nay là bệnh viện Phụ sản T.Ư và là đại biểu Quốc hội khoá IV. Chị có nhiều đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu các bệnh của phụ nữ, thai nhi đăng trên các tạp chí Y khoa thế giới và là thành viênnhiều tổ chức Y khoa thế giới. Chị đã được nhận giải thưởng Ko-va-lep-skaia dành cho những phụ nữ xuất sắc trong ngành Y Dược.
Cả bốn chị gái của tôi, con của Gs Dương Quảng Hàm đều là những người thành đạt. Chị Lê Thi sau khi thôi công tác tại Viện Triết đã chuyển sang giữ chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Gia đình. Chị đã xuất bản nhiều đầu sách về đề tài này trong đó Bình đẳng Giới rất được coi trọng. Chị đã thể hiện tình cảm biết ơn gia đình khi nhiều lần nhắc lại : "Vốn kiến thức và tâm hồn là tài sản lớn nhất mà gia đình đã dành cho tôi".
Theo: Dương Tự Minh

TAGS: kyuchanoi,